CƠ QUAN THỰC HIỆN

THỐNG KÊ DỊCH VỤ CÔNG

Tên thủ tục Phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Lĩnh vực Trẻ Em
Địa chỉ tiếp nhận
Cơ quan thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp xã

Cách thức thực hiện


- Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thông báo ngay cho nơi tiếp nhận thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại.



- Cán bộ Lao động cấp xã, công an xã, tổ chức, cá nhân được phân công trong kế hoạch thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.



 


Đối tượng thực hiện Tổ chức
Trình tự thực hiện


Bước 1: Tiếp nhận thông tin



- Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã, Công an cấp xã hoặc cán bộ lao động nơi xẩy ra vụ việc.



Bước 2: Kiểm tra và lập hồ sơ



- Nơi tiếp nhận thông tin có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.



- Cán bộ Lao động cấp xã, công an cấp xã nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em.



- Cán bộ Lao động cấp xã đánh giá nguy cơ ban đầu, mức độ tổn hại của trẻ, đồng thời thu thập thông tin đánh giá nguy cơ cụ thể của trẻ, căn cứ mức độ tổn hại và nhu cầu cần hỗ trợ trong thời gian 5 ngày làm việc, cán bộ Lao động cấp xã xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phê duyệt.



Bước 3. Quyết định hỗ trợ, can thiệp



- Trường hợp trẻ em cần được áp dụng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp, Chủ tịch UBND cấp xã chủ trì hợp với cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, đại diện địa bàn dân cư nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra vụ việc, cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em để xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em và quyết định phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ.



Bước 4: Thực hiện hỗ trợ, can thiệp



- Cán bộ, tổ chức, cá nhân được phân công trong kế hoạch thực hiện hỗ trợ, can thiệp theo kế hoạch do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phê duyệt.



 


Thời hạn giải quyết


07 ngày làm việc 


Phí

Chưa quy định

Lệ Phí

Chưa quy định

Thành phần hồ sơ

a. Thành phần hồ sơ:

- Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em và đánh giá nguy cơ ban đầu về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (do cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xã, công an xã lập).

- Báo cáo đánh giá nguy cơ ban đầu về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bở rơi (cán bộ Lao động xã hội xã lập).

- Báo cáo thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể tình hình trẻ em (cán bộ Lao động xã hội xã lập)

- Biên bản cuộc họp xác định nhu cầu hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em và các tài liệu khác có liên quan (do cán bộ làm công tác lao động xã hội xã lập);

- Dự thảo Quyết định phê duyệt và Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp (do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập);

- Các tài liệu liên quan khác nếu có.

Số lượng bộ hồ sơ 1 bộ
Yêu cầu - điều kiện


Trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bỏ rơi đã được cán bộ lao động thương binh xã hội cấp xã đánh giá nguy cơ và xác định nhu cầu hỗ trợ, can thiệp.



 


Căn cứ pháp lý


Nghị định 56/2017/NĐ-CP

Luật 102/2016/QH13


Biểu mẫu đính kèm

File mẫu:

  • Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em; Báo cáo thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể; Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp; Quyết định phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiêp. Tải về In ấn

Kết quả thực hiện


Quyết định phê duyệt và Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em kèm theo do Chủ tịch UBND cấp xã ban hành