Bước 1: Tiếp nhận thông tin
- Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã, Công an cấp xã hoặc cán bộ lao động nơi xẩy ra vụ việc.
Bước 2: Kiểm tra và lập hồ sơ
- Nơi tiếp nhận thông tin có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.
- Cán bộ Lao động cấp xã, công an cấp xã nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em.
- Cán bộ Lao động cấp xã đánh giá nguy cơ ban đầu, mức độ tổn hại của trẻ, đồng thời thu thập thông tin đánh giá nguy cơ cụ thể của trẻ, căn cứ mức độ tổn hại và nhu cầu cần hỗ trợ trong thời gian 5 ngày làm việc, cán bộ Lao động cấp xã xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phê duyệt.
Bước 3. Quyết định hỗ trợ, can thiệp
- Trường hợp trẻ em cần được áp dụng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp, Chủ tịch UBND cấp xã chủ trì hợp với cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, đại diện địa bàn dân cư nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra vụ việc, cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em để xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em và quyết định phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ.
Bước 4: Thực hiện hỗ trợ, can thiệp
- Cán bộ, tổ chức, cá nhân được phân công trong kế hoạch thực hiện hỗ trợ, can thiệp theo kế hoạch do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phê duyệt.