CƠ QUAN THỰC HIỆN

THỐNG KÊ DỊCH VỤ CÔNG

Tên thủ tục Cấp điện mới từ lưới điện trung áp (cấp điện áp 6kV, 10kV, 15kV, 22kV, 35kV)
Lĩnh vực Điện
Địa chỉ tiếp nhận
Cơ quan thực hiện

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Điện lực

-  Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Điện lực

- Cơ quan phối hợp: Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở TNMT, UBND huyện/thành phố.

 

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Điện lực tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Lai Châu.

 

Đối tượng thực hiện Tổ chức
Trình tự thực hiện

a) Trường hợp công trình điện (trạm biến áp/đường dây và trạm biến áp) do ngành Điện đầu tư:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu Cấp điện mới nộp hồ sơ tới  Trung tâm Hành chính công tỉnh tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ lĩnh vực Điện lực.

-  Bước 2: Công ty Điện lực/Điện lực khảo sát hiện trường, thỏa thuận điểm đấu nối với Khách hàng.

- Bước 3: Công ty Điện lực/Điện lực tổ chức thực hiện thi công công trình điện.

- Bước 4: Khách hàng tham gia nghiệm thu, đóng điện công trình; Ký kết hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ).

b) Trường hợp công trình điện do Khách hàng đầu tư:

* Khách hàng có tổng công suất trạm biến áp ≤ 2.000kVA.

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu Cấp điện mới nộp hồ sơ tới  Trung tâm Hành chính công tỉnh tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ lĩnh vực Điện lực. Công ty Điện lực/Điện lực khảo sát hiện trường, thỏa thuận điểm đấu nối với Khách hàng.

- Bước 2: Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở TNMT, UBND huyện/thành phố) thỏa thuận vị trí cột/trạm điện, hành lang lưới điện và Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

- Bước 3: Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Sở Giao thông vận tải, UBND huyện/thành phố) cấp phép thi công xây dựng công trình điện

- Bước 4: Khách hàng thực hiện thi công công trình điện.

- Bước 5: Ký kết HĐMBĐ, nghiệm thu và đóng điện

Ghi chú : Tổng cộng 5 bước, gồm

+ Khách hàng với Điện lực/Công ty Điện lực: 2 bước

+ Khách hàng với Cơ quan quản lý Nhà nước: 2 bước

+ Khách hàng tổ chức thi công: 1 bước

* Khách hàng có tổng công suất trạm biến áp > 2.000kVA.

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu Cấp điện mới nộp hồ sơ tới  Trung tâm Hành chính công tỉnh tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ lĩnh vực Điện lực. Công ty Điện lực Lai Châu khảo sát hiện trường, thỏa thuận điểm đấu nối với khách hàng.

- Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Sở Công Thương) xác nhận sự phù hợp Quy hoạch điện

- Bước 3: Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở TNMT, UBND huyện/thành phố) thỏa thuận vị trí cột/trạm điện, hành lang lưới điện và Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

- Bước 4: Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Sở Giao thông vận tải, UBND huyện/thành phố) cấp phép thi công xây dựng công trình điện

- Bước 5: Khách hàng thực hiện thi công công trình điện.

- Bước 6: Ký kết HĐMBĐ, nghiệm thu và đóng điện

Ghi chú : Tổng cộng 6 bước, gồm

+ Khách hàng với ĐL/CTĐL: 2 bước

+ Khách hàng với Cơ quan quản lý Nhà nước: 3 bước

+ Khách hàng tổ chức thi công: 1 bước

 

Thời hạn giải quyết

a) Trường hợp công trình điện (trạm biến áp/đường dây và trạm biến áp) do ngành Điện đầu tư:

- Tổng thời gian là 30 ngày làm việc (bao gồm thời gian thực hiện của Công ty Điện lực/Điện lực và thời gian giải quyết thủ tục của các cơ quan quản lý nhà nước)

b) Trường hợp công trình điện do khách hàng đầu tư:

* Thời hạn giải quyết thuộc phạm vi Công ty Điện lực/Điện lực: không quá 07 ngày làm việc;

* Thời hạn giải quyết thuộc phạm vi cơ quan quản lý nhà nước:

- Xác nhận sự phù hợp Quy hoạch điện (Sở Công Thương): không quá 02 ngày làm việc;

- Thỏa thuận vị trí cột/trạm điện, hành lang lưới điện và Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường (Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở TNMT, UBND huyện/thành phố):

+ Không quá 05 ngày làm việc với lưới điện trên không.

+ Không quá 07 ngày làm việc với lưới điện ngầm.

- Cấp phép thi công xây dựng công trình điện (Sở Giao thông vận tải, UBND huyện/thành phố):

+ Không quá 05 ngày làm việc với lưới điện trên không.

+ Không quá 07 ngày làm việc với lưới điện ngầm.

 

Phí

- Khách hàng chịu trách nhiệm đầu tư chi phí từ điểm đấu nối đã thoả thuận đến địa điểm sử dụng điện của Khách hàng.

Lệ Phí

Chưa quy định

Thành phần hồ sơ

* Khách hàng mua điện sinh hoạt:

- Giấy đề nghị mua điện

- Giấy tờ tùy thân (cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của Tổ chức)

- Giấy tờ xác định chủ thể HĐMBĐ

- Thông tin đăng ký đấu nối

* Khách hàng mua điện ngoài sinh hoạt.

- Giấy đề nghị mua điện

- Giấy tờ tùy thân (cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của Tổ chức)

- Giấy tờ xác định chủ thể HĐMBĐ

- Giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện

- Thông tin đăng ký đấu nối

* Khách hàng mua buôn điện nông thôn

- Giấy đề nghị mua điện

- Giấy tờ tùy thân (cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của Tổ chức)

- Giấy tờ xác định chủ thể HĐMBĐ

- Thông tin đăng ký đấu nối

- Giấy phép hoạt động Điện lực (trường hợp mua buôn điện có công suất lớn hơn 50kVA)

 

Số lượng bộ hồ sơ 01 bộ
Yêu cầu - điều kiện

Không

Căn cứ pháp lý

- Luật Điện lực ngày 03/ 12/2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/11/2012.

- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

- Thông tư số 24/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Công Thương quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng.

- Quy trình kinh doanh điện năng ban hành kèm theo quyết định số 1050/QĐ-EVN ngày 07/9/2017 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

- Quy định về cung cấp các dịch vụ điện của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-EVN ngày 15/5/2017 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

 

Biểu mẫu đính kèm

File mẫu:

Kết quả thực hiện

Hợp đồng mua bán điện