CƠ QUAN THỰC HIỆN

THỐNG KÊ DỊCH VỤ CÔNG

Tên thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật (cấp tỉnh)
Lĩnh vực Thú y
Địa chỉ tiếp nhận
Cơ quan thực hiện

Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh

Cách thức thực hiện
  • Trực tiếp
  • Trực tuyến
  • Dịch vụ bưu chính
Đối tượng thực hiện Tổ chức
Trình tự thực hiện
  • - Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký vùng an toàn dịch bệnh động vật (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân) đăng ký cấp lại Giấy nhận an toàn dịch bệnh động vật nộp hồ sơ đến Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh. Riêng đối với vùng đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận do Giấy chứng nhận hết hiệu lực thì nộp hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận. Các vùng thuộc diện cấp lại gồm: + Vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định (sau 05 năm kể từ ngày cấp); + Vùng có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận; + Vùng không thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh theo quy định hoặc không thực hiện khắc phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Cơ quan thú y hoặc cung cấp hồ sơ, dữ liệu không chính xác trong trường hợp áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến (theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 31 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT) đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh; + Vùng xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn (theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT); đã xử lý dịch bệnh theo quy định và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT.

  • - Bước 2: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho vùng Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi hoặc báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho vùng. Trường hợp không cấp lại, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời hạn giải quyết
    Trực tiếp
  • 05 Ngày làm việc

    Kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ

  • Trực tuyến
  • 05 Ngày làm việc

    Kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ

  • Dịch vụ bưu chính
  • 05 Ngày làm việc

    Kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Phí

dfg

Lệ Phí

Không

Thành phần hồ sơ

III. Đối với vùng đã xử lý dịch bệnh và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định:

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
2. Báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh.   Bản chính: 1
Bản sao: 0
1. Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT; Phụ lục II.docx Bản chính: 1
Bản sao: 0

I. Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận:

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
1. Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT. Phụ lục II.docx Bản chính: 1
Bản sao: 0

II. Đối với vùng đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh:

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
1. Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT; Phụ lục II.docx Bản chính: 1
Bản sao: 0
2. Báo cáo khắc phục sai lỗi.   Bản chính: 1
Bản sao: 0
Số lượng bộ hồ sơ 01 bộ
Yêu cầu - điều kiện

   

Căn cứ pháp lý
  • 24/2022/TT-BNNPTNT Số: Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT

  • Luật 79/2015/QH13 Số: 79/2015/QH13

  • Thông tư 101/2020/TT-BTC Số: 101/2020/TT-BTC

Biểu mẫu đính kèm

File mẫu:

  • Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT; Tải về In ấn

Kết quả thực hiện
  • Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật (cấp tỉnh)