CƠ QUAN THỰC HIỆN

THỐNG KÊ DỊCH VỤ CÔNG

Tên thủ tục Khám giám định đối với trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật (cá nhân, cơ quan, tổ chức) có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác
Lĩnh vực Giám định y khoa
Địa chỉ tiếp nhận

1. Địa điểm, cách thức nộp hồ sơ, nhận kết quả: Trực tiếp tại Bộ phận một cửa UBND cấp xã.

- Qua dịch vụ bưu chính công ích.

2. Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ, ngày tết, ngày nghỉ theo quy định):

+ Buổi sáng: Từ 07h30' đến 11h30'.
+ Buổi chiều: Từ 13h30' đến 17h00’.

Cơ quan thực hiện

Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh

Cách thức thực hiện
  • Trực tiếp tại Bộ phận một cửa UBND cấp xã.

    - Qua dịch vụ bưu chính công ích.

     

Đối tượng thực hiện Tổ chức
Trình tự thực hiện
  • Bước 1. Người khuyết tật, Đại diện hợp pháp của Người khuyết tật có đơn gửi Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xã Bước 2. Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoàn chỉnh 01 bộ Hồ sơ theo đúng quy định tại Khoản 2 Khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH và chuyển Hồ sơ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội của huyện trong thời hạn 03 ngày làm việc. Bước 3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ tra hồ sơ khám giám định do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật chuyển đến: - Hồ sơ đã hoàn chỉnh theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH thì cấp cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện chuyển hồ sơ khám giám định đến Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh. - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản gửi Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoàn chỉnh Hồ sơ theo đúng quy định. Bước 4. Căn cứ hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến, Hội đồng Giám định y khoa cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện việc lập hồ sơ khám giám định y khoa. Bước 5. Trong thời gian 60 ngày làm việc, Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm tổ chức khám giám định và kết luận dạng tật và mức độ khuyết tật. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do (căn cứ khoản 2, Điều 11, Thông tư số 01/2023/TT-BYT/căn cứ điểm d khoản 2 Điều 39 và khoản 3, Điều 166 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP). Bước 6. Trả Biên bản khám giám định mức độ khuyết tật cho đối tượng

Thời hạn giải quyết

Thời gian thực hiện: 65 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)

Phí

Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa)

Lệ Phí

Không

Thành phần hồ sơ
Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Biên bản xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng Giám định y khoa lần gần nhất (nếu có).   Bản chính: 1
Bản sao: 0
Bản sao Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.   Bản chính: 0
Bản sao: 1
Bản sao các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, tật: Giấy ra viện, giấy phẫu thuật và các giấy tờ liên quan khác (nếu có).   Bản chính: 0
Bản sao: 1
Bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác thể hiện qua biên bản, giấy kiến nghị, ảnh chụp, băng ghi âm hoặc các hình thức thể hiện khác.   Bản chính: 1
Bản sao: 0
Giấy giới thiệu của UBND xã nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật, trong giấy giới thiệu ghi rõ đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai của UBND xã nơi đối tượng đang cư trú.   Bản chính: 1
Bản sao: 0
Giấy kiến nghị của người đại diện hợp pháp của người khuyết tật về kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.   Bản chính: 1
Bản sao: 0
Ngoài các giấy tờ đã liệt kê, Đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi làm thủ tục khám giám định cho người khuyết tật phải có các giấy tờ sau: + Căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh hợp pháp. + Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi người khuyết tật đăng ký hộ khẩu thường trú về quyền đại diện hợp pháp đối với người khuyết tật. + Trường hợp đại diện hợp pháp của người khuyết tật là cơ quan, tổ chức thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức đó theo quy định.   Bản chính: 1
Bản sao: 0
Số lượng bộ hồ sơ 01 bộ
Yêu cầu - điều kiện

.

Căn cứ pháp lý
  • - Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 năm 2010;

    - Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;

    - Nghị định số 131/2021/ND –CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

    - Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT- BYT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của Bộ Y tế và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám đinh y khoa thực hiện.

    - Thông tư 01/2023/TT-BYT ngày 01 tháng 02 năm 2023 của Bộ Y tế quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định Y khoa các cấp.  

Biểu mẫu đính kèm
Kết quả thực hiện
  • Biên bản khám giám định y khoa