Dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến  Cấp Giấy phép hoạt động hỗ trợ nạn nhân

Ký hiệu thủ tục: 1.014010.H35
Lượt xem: 1
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Sở Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương

Địa chỉ cơ quan giải quyết

- Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lai Châu. + Địa chỉ: Tầng 1, tòa nhà số 2, Khu hợp khối các đơn vị sự nghiệp tỉnh Lai Châu, phường Tân Phong, tỉnh Lai Châu. + Điện thoại: 0213.3796.888 - Qua dịch vụ bưu chính công ích.

Lĩnh vực Phòng, chống tệ nạn xã hội
Cách thức thực hiện
  • Trực tiếp
  • Dịch vụ bưu chính
Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết

    Trực tiếp

  • 8 Ngày làm việc


    08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.



  • Dịch vụ bưu chính

  • 8 Ngày làm việc


    08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.




Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện


  • Quyết định cấp Giấy phép hoạt động hỗ trợ nạn nhân


Lệ phí

    Không

Phí

    Không

Căn cứ pháp lý



  • Nghị định số 42/2025/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế Số: 42/2025/NĐ-CP





  • Nghị định số 45/2025/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương Số: 45/2025/NĐ-CP





  • Luật số 53/2024/QH15 của Quốc hội: Luật Phòng, chống mua bán người Số: 53/2024/QH15





  • Luật số 53/2024/QH15 của Quốc hội: Luật Phòng, chống mua bán người Số: 53/2024/QH15




  • Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hoạt động hỗ trợ nạn nhân gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tới Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở. Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế có trách nhiệm xem xét thẩm định hồ sơ, các điều kiện hoạt động và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp Giấy phép hoạt động hỗ trợ nạn nhân theo Mẫu số 20 ban hành kèm theo Nghị định số 162/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống mua bán người. Trường hợp không cấp Giấy phép hoạt động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn của nhân sự thực hiện dịch vụ mà cơ sở đăng ký hoạt động   Bản chính: 1 Bản sao: 1
Giấy phép thành lập/Giấy phép hoạt động đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật   Bản chính: 1 Bản sao: 1
Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động theo Mẫu số 19 ban hành kèm theo Nghị định số 162/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống mua bán người Mus19.docx Bản chính: 1 Bản sao: 0

File mẫu:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động theo Mẫu số 19 ban hành kèm theo Nghị định số 162/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống mua bán người Tải về In ấn

a) Cơ sở trợ giúp xã hội khác do tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập, không sử dụng ngân sách nhà nước, có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. b) Đối với cơ sở đăng ký cung cấp dịch vụ lưu trú thì phải đáp ứng điều kiện sau: - Cơ sở vật chất: + Địa điểm: có địa chỉ rõ ràng, hợp pháp, phù hợp quy hoạch, bảo đảm an toàn; được phép đặt tại nhà dân, cơ sở thuê, mượn, bảo đảm sức khỏe cho nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, người dưới 18 tuổi đi cùng; + Diện tích sử dụng: diện tích lưu trú tối thiểu 10 m²/người; bố trí không gian sinh hoạt chung, khu vệ sinh, khu tiếp nhận, linh hoạt theo khả năng; + Trang thiết bị tối thiểu: có giường hoặc chỗ nằm riêng, dụng cụ sinh hoạt cá nhân; có hệ thống chiếu sáng, quạt hoặc điều hòa, bảo đảm vệ sinh, thoáng khí; + Yêu cầu an toàn: bảo đảm an toàn điện, nước, phòng chống cháy nổ; có nội quy, sơ đồ thoát hiểm đơn giản, dễ hiểu. - Nhân sự: + Người quản lý cơ sở (bắt buộc): có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có trình độ tối thiểu từ cao đẳng trở lên, ưu tiên các ngành xã hội học, tâm lý, luật, y tế, giáo dục; có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xã hội, hỗ trợ nạn nhân, hoặc làm việc thiện nguyện tối thiểu 01 năm; có kỹ năng quản lý, điều phối nhân sự và làm việc với cộng đồng; + Nhân sự hỗ trợ trực tiếp tối thiểu 01 người hoặc kiêm nhiệm: có kỹ năng giao tiếp, chăm sóc, hỗ trợ tâm lý cơ bản cho nạn nhân; có thể là người kiêm nhiệm, tình nguyện viên, cán bộ bán thời gian. - Nhân sự trực hoặc thường trực: + Có ít nhất 01 người thường trực tại cơ sở trong khung giờ hành chính (có thể luân phiên hoặc thuê bán thời gian); + Trường hợp cơ sở có người lưu trú qua đêm cần bố trí người trực ban đêm (có thể thay ca, không yêu cầu chuyên môn sâu). - Cách thức đáp ứng điều kiện nhân sự: + Đối với nhân sự thực hiện nhiệm vụ y tế, tâm lý, công tác xã hội có thể ký hợp đồng xác định thời hạn với chuyên gia, tình nguyện viên dựa trên nhu cầu thực tiễn; khuyến khích cơ sở có phương án liên kết, phối hợp với cơ quan chuyên môn về pháp lý, y tế, tâm lý, công tác xã hội tại địa phương; + Khuyến khích kết nối mạng lưới tình nguyện viên, nhóm xã hội để bổ sung nguồn lực nhân sự, hỗ trợ cơ sở đăng ký đào tạo kỹ năng ngắn hạn, tập huấn miễn phí từ Nhà nước hoặc tổ chức quốc tế. c) Đối với cơ sở đăng ký cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý thì phải đáp ứng điều kiện sau: Nhân sự hỗ trợ trực tiếp tối thiểu 01 người hoặc kiêm nhiệm: có kỹ năng giao tiếp, chăm sóc, hỗ trợ tâm lý cơ bản cho nạn nhân; có thể là người kiêm nhiệm, tình nguyện viên, cán bộ bán thời gian.